Thắc mắc về thưởng tết nêu trên của chị Nguyễn Hồng Hạnh (ngụ TP.HCM),ápluậtquyđịnhthếnàovềlươngthángthưởngtếbet kucasino bạn đọc Báo Thanh Niên.
Luật sư tư vấn
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa thưởng tết, lương tháng 13. Tuy nhiên, có thể trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động ký kết thỏa thuận về việc hưởng "lương tháng 13" hoặc cách tính toán thưởng tết dựa trên mức lương, vị trí việc làm, chức danh công việc, hiệu quả làm việc trong năm, tình hình kinh doanh của công ty…
Luật sư Thảo cũng cho biết thêm, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng dịp tết.
Theo điều 104 bộ luật Lao động 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở).
Như vậy, thưởng tết có thể được xem là một khoản thưởng không bắt buộc. Thay vào đó, tùy thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một năm mà quyết định có hay không có thưởng tết.
Thưởng tết có thể thưởng bằng tiền, hiện vật hoặc các hình thức khác nhưng thông thường thưởng tết ở Việt Nam là bằng tiền. Đây cũng được xem là nội dung trong chính sách phúc lợi của doanh nghiệp, thể hiện sự chia sẻ, động viên của doanh nghiệp đối với người lao động sau một năm đồng hành, cống hiến.
Lao động làm việc xuyên tết thì được trả lương thế nào?
Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo cũng cho biết theo quy định hiện nay, thời gian nghỉ tết (bao gồm cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán) thì người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương.
Căn cứ điều 98 bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc trong dịp này thì được trả lương ít nhất bằng 300% lương ngày thường. Số tiền này chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm.
Dịp tết, tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số sản phẩm làm thêm.
Bộ Nội vụ đồng ý phương án nghỉ tết Nguyên đán 7 ngày
Lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024
Năm nay, người lao động sẽ nghỉ Tết Dương lịch 1 ngày, nhằm thứ hai ngày 1.1.2024. Nếu tính luôn thứ bảy (30.12.2023), chủ nhật (31.12.2023) tuần trước đó thì người lao động được nghỉ 3 ngày (áp dụng đối với công nhân, viên chức và người lao động ở các đơn vị có lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần).
Đồng thời, người lao động sẽ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024 từ thứ năm, ngày 8.2.2024 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ tư, ngày 14.2.2024 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3, điều 111 bộ luật Lao động.